Bơm điện thủy lực là gì?
Bơm điện thủy lực là thiết bị sử dụng năng lượng điện để tạo ra áp suất trong hệ thống thủy lực còn được gọi là trạm cấp nguồn thủy lực hay bộ nguồn thủy lực hoàn chỉnh. Thiết bị đóng vai trò cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực bằng cách đẩy chất lỏng (dầu thủy lực) qua các ống dây dẫn, giúp thực hiện các nhiệm vụ như nâng, ép, uốn, đột và kéo, hoặc di chuyển các bộ phận trong các hệ thống máy móc công nghiệp và dân dụng.

1. Cấu tạo của bơm điện thủy lực
Cấu tạo của bơm thủy lực dùng điện bao gồm những bộ phận chính sau:

Động cơ điện: Động cơ này có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng để quay trục bơm thiết bị.
Bơm thủy lực: Cơ cấu chính có chức năng đẩy dầu thủy lực hoặc chất lỏng từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. Có nhiều loại bơm thủy lực như bơm pittong, bơm bánh răng hay bơm cánh gạt.
Bình chứa chất lỏng dầu thủy lực: còn gọi là khoang chứa dầu được dùng để chứa đựng chất lỏng, dầu thủy lực.
Van điều khiển: Được dùng để điều khiển lượng dầu và áp suất cao trong hệ thống, giúp điều chỉnh được hoạt động, hành trình tốc độ của các thiết bị thủy lực đầu cuối được diễn ra nhanh hay chậm đảm bảo an toàn theo đúng yêu cầu của người vận hành.
Ống, dây dẫn dầu: với nhiệm vụ đơn giản là đường dẫn chất lỏng từ bơm đến các thiết bị khác nhau trong hệ thống và hồi dầu về qua dây dẫn khi quá trình bơm hoàn thành chu trình làm việc.
Bộ lọc dầu: Giúp lọc sạch được cặn dầu, bẩn trước khi dầu được đưa vào hệ thống làm việc nhằm đảm bảo được hiệu quả và tuổi thọ của các chi tiết bộ phận trong bơm và thiết bị đầu cuối.
2. Nguyên lý hoạt động của bơm điện thủy lực

Bơm điện thủy lực hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất của thủy lực: sử dụng chất lỏng dầu thủy lực không nén được để truyền tải và khuếch đại lực và quá trình hoạt động làm việc được tóm tắt như sau:
Động cơ điện cung cấp năng lượng để quay được trục của máy bơm.
Bơm thủy lực với chức năng hút dầu từ khoang bình chứa và đẩy dầu vào hệ thống dưới áp suất cực cao.
Chất lỏng, dầu thủy lực qua van điều khiển để điều chỉnh áp suất cao và lưu lượng dầu.
Chất lỏng áp suất cao được truyền qua ống dẫn, rắc kết nối đến các thiết bị thủy lực như xilanh thủy lực hoặc động cơ thủy lực, tạo ra lực cơ học để nâng, ép, đột lỗ, uốn hoặc di chuyển các đồ vật có tải trọng lớn.
Sau khi kết thúc quá trình làm việc, dầu được quay trở lại bình chứa để tiếp tục quá trình tuần hoàn thực hiện những lần làm việc với tần suất liên tục theo như ý muốn người dùng.
3. Ứng dụng của bơm điện thủy lực

Bơm điện thủy lực được sử dụng với rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
Trong công nghiệp: Được sử dụng trong các công việc để nâng hạ kích thủy lực, máy ép, máy cắt sắt, dây cáp điện, đầu đột lỗ, máy uốn, và các hệ thống sản xuất tự động.
Xây dựng: Dùng để vận hành các thiết bị máy móc lớn như máy xúc, máy ủi và cần cẩu.
Vận tải: Ứng dụng trong hệ thống lái và phanh của xe tải, xe buýt, tàu thủy.
Y tế: Được sử dụng trong các thiết bị nâng hạ giường bệnh bằng hệ thống thủy lực và các máy móc hỗ trợ cho bệnh nhân.
Trong nông nghiệp: Sử dụng trong máy kéo, máy thu hoạch nông sản, và các thiết bị thủy lực nhẹ khác.
Bơm điện thủy lực là bộ nguồn thủy lực quan trọng trong nhiều hệ thống cơ khí, giúp cho khách hàng chủ đầu tư nâng cao được năng suất và hiệu quả công việc.
4. Các bước cần chú ý trước khi sử dụng bơm điện thủy lực để đạt được hiệu quả cao.
4.1. Chuẩn bị và kiểm tra bộ nguồn thủy lực chạy điện.
- Kiểm tra dầu thủy lực: Đảm bảo dầu thủy lực trong bơm đủ và không bị nhiễm bẩn. Nếu dầu bị nhiễm bẩn hoặc có dấu hiệu hết hạn, cần thay mới.
- Kiểm tra ống dẫn: Đảm bảo các ống dẫn dầu thủy lực không bị nứt, rò rỉ hoặc gập. Các đầu nối ống dẫn phải được siết chặt đúng cách.
- Kiểm tra kích và máy đột: Kiểm tra kích thủy lực và máy đột lỗ trước khi vận hành để đảm bảo không có hư hỏng, nứt vỡ.
4.2. Kết nối máy bơm điện với các thiết bị thủy lực khác.
- Kết nối đúng cách: Kết nối bơm điện thủy lực với kích hoặc máy đột lỗ thủy lực thông rắc kết nối nhanh tiêu chuẩn và qua ống dây dẫn dầu. Đảm bảo các đầu nối an toàn và chặt chẽ để tránh tình trạng bị hở tụt áp suất khi làm việc.
- Kiểm tra áp suất định mức: Đảm bảo bơm và thiết bị phụ trợ (kích, cảo thủy lực, đầu ép cos, đầu đột) đều có áp suất làm việc tiêu chuẩn max 70mpa được thiết kế phù hợp với nhau. Nếu thiết bị không tương thích với nhau có thể gây ra hư hỏng thiết bị hoặc mất an toàn cho người dùng và không đạt được hiệu quả làm việc.
5. Phân loại bơm điện thủy lực hiện có trên thị trường hiện nay
Phân loại theo loại bơm
- Bơm bánh răng (Gear Pump):
- Loại bơm này có cấu tạo khá đơn giản, giá thành rẻ, nhưng hiệu suất công việc không cao bằng các loại bơm khác.
- Thường dùng cho các hệ thống thủy lực nhỏ và vừa.
- Bơm cánh gạt (Vane Pump):
- Có độ ồn thấp, hoạt động êm ái, hiệu suất làm việc trung bình.
- Thích hợp cho các hệ thống thủy lực có yêu cầu áp suất không quá lớn.
- Bơm pittong (Piston Pump):
- Hiệu suất cao, chịu được áp suất lớn, thường sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng. Loại bơm được sử dụng hiệu quả cao nhất.
- Giá thành chi phí cao hơn so với bơm bánh răng và bơm cánh gạt.
Phân loại theo cách vận hành
- Bơm thủy lực điện một chiều (DC):
- Sử dụng nguồn điện DC hoặc bơm thủy lực dùng pin (thường từ 12V hoặc 24V).
- Được sử dụng nhiều trong các ứng dụng di động như xe nâng, đột, cắt nâng uốn trong công việc có tác vụ nhỏ, thiết bị xây dựng không yêu cầu quá lớn, hoặc hệ thống thủy lực trên xe cơ giới.
- Bơm thủy lực điện xoay chiều (AC):
- Sử dụng nguồn điện AC ( 1 phase 220V hoặc 3 phase 380V).
- Máy bơm điện thủy lực được ứng dụng khá phổ biến trong các nhà máy, khu công nghiệp nặng và các ứng dụng cố định yêu cầu công suất lớn như đột cắt sắt..
Phân loại theo số cấp bơm
- Bơm thủy lực đơn cấp:
- Chỉ có một cấp bơm, cung cấp một áp suất cố định phù hợp cho các tác vụ nhẹ nhàng, đơn giản.
- Thường được dùng cho các hệ thống đơn giản không yêu cầu nhiều về điều chỉnh áp suất.
- Bơm thủy lực đa cấp:
- Có thể điều chỉnh áp suất theo nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với các hệ thống yêu cầu hiệu cao suất linh hoạt.
Phân loại theo áp suất làm việc
- Bơm áp suất thấp:
- Làm việc trong khoảng áp suất nhỏ từ 70 - 100 bar (7mpa-10mpa)
- Thích hợp cho các ứng dụng nhỏ và trung bình.
- Bơm áp suất trung bình:
- Hoạt động ở khoảng áp suất từ 150 - 300 bar (15mpa-30mpa)
- Sử dụng trong các hệ thống thủy lực trung bình và lớn.
- Bơm áp suất cao:
- Chịu được áp suất lên đến 700 bar - 720 bar( áp suất cao 70mpa)
- Được dùng trong các ứng dụng yêu cầu áp suất rất cao như khai thác mỏ hay gia công cơ khí như máy đột, ép uốn thủy lực lớn.
Phân loại theo ứng dụng
- Bơm thủy lực mini:
- Kích thước nhỏ, thường dùng cho các hệ thống thủy lực có không gian lắp đặt hạn chế hoặc có thể xách tay hoặc đeo trên lưng.
- Bơm thủy lực công nghiệp:
- Công suất lớn, thiết kế bền bỉ, phù hợp cho các nhà máy sản xuất hoặc hệ thống máy ép lớn.
Phân loại theo hệ thống điều khiển
- Bơm thủy lực điều khiển cơ học:
- Điều khiển bằng tay đổi với van cơ van gạt tay. Đối với bàn đạp hoặc nút bấm điều khiển như van từ, van điện van tự động.
- Bơm thủy lực điều khiển tự động (cảm biến):
- Điều khiển tự động dựa vào các tín hiệu từ cảm biến, giúp hệ thống hoạt động chính xác và an toàn hơn tránh thất thoát tiêu hao lãng phí.
Các loại bơm này được lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng của từng đối tượng nhu cầu làm việc của người dùng và đặc tính kỹ thuật của từng hệ thống thủy lực riêng.
6. Vận hành hiệu quả bơm điện thủy lực
Khởi động bơm: Sau khi kết nối đúng cách đạt yêu cầu, người dùng lúc này có thể khởi động bơm điện thủy lực. Đảm bảo thiết lập áp suất ban đầu theo yêu cầu công việc.
Điều chỉnh áp suất: Điều chỉnh áp suất trên bơm sao cho phù hợp với công việc, tránh áp lực đột ngột quá cao gây hỏng thiết bị thủy lực đầu cuối.
Đối với kích thủy lực: Đảm bảo áp suất được điều chỉnh phù hợp với tải trọng cần nâng hạ từ kích. Kích có tải trọng càng lớn thì đồng nghĩa với việc cần yêu cầu nhiều dầu thủy lực công suất của trạm cấp nguồn đủ lớn
Đối với đầu uốn ống thủy lực: Gia lực lớn có khả năng đáp ứng đủ lực để uốn những loại ống có kích thước lớn và độ dày khác nhau.
Đối với máy đột lỗ thủy lực: Đảm bảo áp suất đúng để thực hiện quá trình đột lỗ dày lên đến 30mm mà không gây hỏng chi tiết hoặc máy móc.
7. Sử dụng bộ nguồn thủy lực kết hợp với các thiết bị thủy lực như:
- Kích thủy lực: Sau khi kích đạt được áp suất và hành trình nâng mong muốn, cần quan sát tải trọng và đảm bảo an toàn. Người vận hành không nên đứng trực tiếp dưới tải trong quá trình làm việc.
- Đầu đột lỗ thủy lực: Đảm bảo đầu đột phù hợp với công suất và vật liệu cần đột cần được cố định chắc chắn trước khi thực hiện quá trình đột. Tránh gây ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị.
- Cảo thủy lực: Loại cảo dùng bơm rời khi được kết hợp với bơm điện sẽ mang lại hiệu suất cao, xilanh đẩy nhanh và an toàn giúp cho người sử dụng tiết kiệm được thời gian và nhân công lao động.
- Đầu cắt cáp thủy lực: Áp suất làm việc lớn được dùng để kết hợp cắt những loại cáp có đường kính lớn nhanh chóng.
- Đầu ép cos thủy lực: để ép được những hàm ép có kích thước lớn trong ngành điện lực thì việc cần áp dụng hệ thống thủy lực kết hợp với bơm điện thủy lực sẽ giúp cho người dùng tiết kiệm được sức lực và đảm bảo được lực ép chặt đạt được yêu cầu thi công của công trình.
- Đầu uốn ống thủy lực: trong ngành cơ khí thì uốn ống luôn là công việc đòi hỏi tiêu hao lượng sức rất lớn đến từ người thợ nhưng khi được dụng máy uốn dùng kết hợp với bơm điện thủy lực sẽ cho người vận hành, chủ đầu tư có được kết quả như mong muốn ngay kể cả đối với những ống sắt có kích thước lớn và độ dày khác nhau.
- Đầu cắt thanh cái đồng: tương tự nhu máy uốn ống thì đầu cắt cũng có nguyên lý làm việc tương tự là nhờ vào áp suất dầu cao từ bơm điện thủy lực tác động vào đầu cắt làm xilanh di chuyển xuống lưỡi cắt để cắt được các loại sắt V, U có kích thước lớn.
8. Dừng bơm điện thủy lực và bảo dưỡng
- Tắt bơm đúng cách: Sau khi hoàn thành công việc, giảm dần áp suất và tắt bơm. Ngắt kết nối các thiết bị sau khi dầu đã thoát hết.
- Bảo dưỡng định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và thay dầu thủy lực nếu cần. Bảo dưỡng các bộ phận của bơm, kích, máy đột lỗ và các thiết bị thủy lực đầu cuối khác để đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
9. Các lưu ý an toàn khi dùng bơm điện thủy lực
- Sử dụng đúng cách: Chỉ sử dụng bơm, kích và máy đột lỗ đúng mục đích và theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo được hiệu làm việc của bơm điện thủy lực.
- Đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất: hiện có rất nhiều loại bơm có công suất khác nhau đến từ những nhà sản xuất khác nhau và có chức năng làm việc không giống nhau nên cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi mua.
- Trang bị bảo hộ: Người vận hành cần đeo găng tay, kính bảo hộ và trang phục phù hợp để tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
Siêu thị cầm tay chuyên phân phối máy bơm điện thủy lực và kích thủy lực chính hãng với đầy đủ tất cả các loại công suất và hành trình nâng của kích nhằm đáp ứng được đến với người dùng sự đồng bộ nhất quán nhất trong quá trình làm việc để tiết kiệm được chi phí đầu tư cho khách hàng. Ngoài ra công ty còn phân phối các loại dụng cụ thủy lực kích máy đột, cảo thủy lực, đầu cắt sắt và đầu uốn ống thủy lực với chất lượng tốt nhất được cam kết bằng văn bản.
Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp người thợ đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng bơm điện thủy lực kết hợp với kích thủy lực, máy đột lỗ và các thiết bị khác.